Bản Tin Thị Trường Sắt Thép Việt Nam (Từ 20.02 - 24.02.2023)

Tâm lý trên thị trường thép Việt Nam ở tuần này vẫn khá lạc quan do thị trường toàn cầu đang tăng giá. Các nhà máy sản xuất vẫn điều chỉnh giá tăng với một số mặt hàng nhằm kích thích tiêu thụ trên thị trường hơn nữa. Trong khi đó, tiêu thụ thép thành phẩm trên thị trường dường như đã yếu hơn nữa. Các thương nhân thận trọng điều chỉnh giá, thậm chí phôi và phế liệu trong tuần này đã giảm rõ hơn. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc cuối tuần này lại quay đầu giảm nhẹ, có thể ảnh hưởng đến tâm lý trên thị trường Việt Nam. Do đó, thị trường ở tuần tới có thể sẽ có nhiều biến động.

Thị trường phế liệu nhập khẩu:

Giá chào phế liệu đến Việt Nam tuần này khá khó lường. Trong khi chào giá của Mỹ có thể tăng tiếp, chào giá phế của Hàn Quốc và Nhật lại giảm nhẹ và đi ngang ở cuối tuần. Thị trường cũng chưa ghi nhận giao dịch nào ở tuần này.

Thị trường phế liệu nội địa:

Ở tuần này, một số nhà máy giảm nhẹ giá phế liệu từ 100-300đ/kg, nhưng chủ yếu ở miền Bắc. Một số nhà máy ở miền Trung cũng giảm nhẹ 200đ/kg. Tuy nhiên, số lượng nhà máy giảm khá ít, nên giá phế của thương nhân không giảm sâu, giảm khoảng 1.3%

Thị trường phôi thép xuất khẩu:

Người bán Việt Nam ở tuần này vẫn chưa đưa ra mức giá chào phôi xuất khẩu mới trong bối cảnh nhu cầu yếu. Trong khi đó, giá chào phôi của người bán ASEAN tăng lên mức 630 USD/tấn FOB, cao hơn mức giá chào gần nhất của Việt Nam. Người bán Việt Nam có thể sẽ sớm đưa ra mức chào giá phôi mới.

Thị trường phôi thép nội địa:

Sau một tuần đi ngang, giá phôi ở tuần này đã quay đầu giảm 250-350đ/kg, chủ yếu vẫn là do nhu cầu yếu. Tuy nhiên, tốc độ giảm của phôi chậm nhờ giá thép xây dựng tăng.

Thị trường HRC nhập khẩu:

Chào giá HRC đến Việt Nam về cơ bản là tăng giá do thị trường kỳ hạn Trung Quốc gần như tăng cả tuần. Mức giá chào đến Việt Nam phổ biến vào khoảng 650-695 USD/tấn CFR, tùy loại hàng. Đồng thời, thị trường cũng ghi nhận giao dịch thành công với khoảng 20 nghìn tấn.  

Thị trường HRC nội địa:

Giá HRC nội địa tuần này cũng tăng nhẹ, chủ yếu là ở đầu tuần và giữa tuần. Dù vậy, giá hầu như chỉ tăng từ 100-200đ/kg, mức tăng nhẹ và không tăng đồng loạt do nhu cầu yếu.

Thị trường thép xây dựng xuất khẩu:

Giá chào thép xây dựng của Việt Nam ở tuần này đã giảm nhẹ khoảng 20 USD/tấn, xuống mức 680 USD/tấn FOB. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn các thị trường khác nên thị trường Việt Nam vẫn gặp khó trong việc giao dịch.  

Thị trường thép xây dựng nội địa:

Hòa Phát và một số nhà máy ở tuần này đã điều chỉnh giá tăng ở tuần này, nhưng chủ yếu là tăng với thép cuộn và chỉ tăng 150-200đ/kg. Lần tăng này khá yếu, nên không tạo ra tác động lớn. Các thương nhân lại chỉ tăng khoảng 100đ/kg với thép cuộn do sức mua yếu.

Thị trường thép ống, hộp:

Ở tuần này, Hòa Phát, Hoa Sen cũng điều chỉnh giá thép ống hộp tăng 200đ/kg, cũng có một số nhà máy khác tăng 200-300đ/kg. Ngược lại với nhà máy, thương nhân hầu như áp dụng chính sách tăng giá linh hoạt, giá chỉ tăng khoảng 0.8%, thậm chí nhiều thương nhân còn giữ giá.

Thị trường tôn:

Các nhà máy như Hoa Sen, Hòa Phát, Việt Pháp,… tiếp tục đưa ra các thông báo đối với giá tôn ở tuần này. Mức tăng của nhà máy đang chuyển dịch từ 200-300đ/kg lên 400-500đ/kg ở tuần này. Tuy nhiên, sức mua tăng yếu vẫn khiến thương nhân khó tăng mạnh như nhà máy, tăng khoảng 0.3%, tồn kho trên thị trường có dấu hiệu tăng trở lại.  

Nguồn tin: Giathepton

Bài viết gần đây